Thủy sinh NB

Chuyên phân phối Tép cảnh,Thức ăn Tép cảnh/Tôm Crayfish.., Diệt Sán, Khử Clo, Nước đen...

Thủy sinh NB

Chuyên phân phối Tép cảnh,Thức ăn Tép cảnh/Tôm Crayfish.., Diệt Sán, Khử Clo, Nước đen...

Thủy sinh NB

Chuyên phân phối Tép cảnh,Thức ăn Tép cảnh/Tôm Crayfish.., Diệt Sán, Khử Clo, Nước đen...

Thủy sinh NB

Chuyên phân phối Tép cảnh,Thức ăn Tép cảnh/Tôm Crayfish.., Diệt Sán, Khử Clo, Nước đen...

Thủy sinh NB

Chuyên phân phối Tép cảnh,Thức ăn Tép cảnh/Tôm Crayfish.., Diệt Sán, Khử Clo, Nước đen...

SẢN PHẨM DÙNG CHO TÉP CẢNH

SẢN PHẨM DÙNG CHO TÉP CẢNH
(THỨC ĂN CHO TÉP ĐỎ- VÀNG-ONG)

GIÁ ÁP DỤNG TẠI HCM
HOTLINE: 0902 33 46 33 (Mr Thạnh) 


* Thức ăn Tép đỏ SD4 được cải tiến từ SD3.
Công dụng: cung cấp khoáng chất, dinh dưỡng, vitamin, acid amin...Giúp vỏ tép, tôm crafish dày, bóng, lên màu rực rỡ, giúp tép con lớn nhanh, tép mái nhanh ôm trứng, giảm thiểu hiện tượng tép chết lai rai, ngăn ngừa tép bị hở cổ...
Giá 60k/ gói (10g)
Tôm Cảnh: crayfish tranh nhau ăn thức ăn


Cá tranh nhau thức ăn của tép:



VÌ SAO TÉP ĐỎ BỊ HỞ CỔ VÀ CHẾT

Trong quá trình nghiên cứu chuyên sâu về tép cảnh, NB đã tìm ra một số nguyên nhân khiến tép bị hở cổ rồi chết lai rai.
1/ Thiếu các chất khoáng, hàm lượng khoáng tép hấp thu không cân đối: Tép không đủ chất để tổng hợp lớp vỏ mới, trong khi lớp vỏ cũ “hết hợp đồng”. Vị trí này không tạo vỏ đầy đủ, tới thời kì lột xác => đứt cổ chết
2/ Bị bệnh do vi khuẩn: Vị trí này là yếu điểm trên tép, là nơi sẽ tách ra để tép tháo bỏ lớp vỏ ngoài, vì vậy là nơi dễ bị vi khuẩn tấn công nhất => chết do nhiễm trùng. Vị trí này bị vi khuẩn tấn công nên lớp vỏ ở đây không tổng hợp đầy đủ, nhìn vô giống như thiếu khoáng (xem nguyên nhân 1).
3/ Bị sốc: Trong một vài trường hợp bị sốc nhiệt (nhiệt độ tăng hoặc giảm nhiều và đột ngột. Ví dụ: nhiệt độ hồ đang 30 độ, ta vớt bỏ vô hồ 24 độ đột ngột), sốc pH, .. làm quá trình trao đổi chất bị rối loạn => chết. Trong trường hợp này có sự co rút cơ không đồng đều ở tép, phần ở cổ là nơi tiếp giáp giữa đầu và thân là nơi yếu nhất sẽ bị kéo giãn ra => nhìn vô như bị hở cổ.

Hình tép bị hở cổ


DIỆT GIUN TRẮNG VÀ ỐC HẠI TRONG HỒ THỦY SINH



Thực nghiệm:

Ngày 10-08-2012.
Thời gian: Bắt đầu 18h30- kết thúc 20h. Tổng thời gian xử lí là một tiếng rưỡi.

Hồ thủy sinh nuôi tép có thể tích gần 10 lít. Trong hồ nhiều ốc hại và giun trắng nên nhìn mất thẩm mĩ.

- Toàn cảnh hồ nhìn chính diện

 - Tép đỏ đi dạo trong hồ

 - Sử dụng Diệt sán (DS-125) để diệt ốc hại và giun trắng trong hồ.

 - Sau vài phút, ốc bắt đầu co người vào vỏ, giun trắng bơi loạn xạ.

- Giun trắng bắt đầu chết hàng loạt, ốc hại cũng chết khắp hồ.




- Một tép con đang đi dạo trên đồi rêu.

 - Nhìn từ trên xuống, xác trắng khắp nơi.

- 1 con ốc táo đỏ đã chết vì bị trúng thuốc.

- Tép tibee có vẻ ghiền thịt giun trắng rồi.

- Thêm 1 tép nhỏ đang lang thang trên đồi rêu, ngoài ốc hại, giun trắng, còn có xác của sán nữa.


- Tép vẫn bình thản đi tìm thức ăn trong hồ như không có chuyện gì xảy ra.


 - Trong khe đá, giun trắng và sán cũng không trốn được, xác nằm la liệt.

 
- Thay 90% nước, thay sau đó châm nước mới vô như cũ, rút nước thay 90% thêm lần nữa cho sạch thuốc còn tồn dư. Nếu nước máy thì bắt buộc phải sử dụng thuốc khử clo (K-Cl3) cấp tốc dành cho tép cảnh để an toàn cho tép.

- Rút cạn nước

 - Nhìn từ trên xuống

 - Cho nước máy trực tiếp vô hồ, bắt buộc châm thuốc khử clo cấp tốc (K-Cl3) để bảo đảm an toàn cho tép.


- Hồ sau khi xử lý, ốc và giun trắng chết 90%, 10% còn trốn trong nền nên thoát được.

- Tép vẫn đi dạo trong hồ như không có chuyện gì xảy ra.

'Cuộc giải cứu chim sẻ' xúc động cư dân mạng

Báo yahoo.com
Nguồn: 

VnExpress.net Thứ hai, 28/11/2011, 14:09 GMT+7
Nguồn:
Thương chú chim sẻ chưa ra ràng đã bị gãy xương vì rơi từ tổ xuống đất, Bảo gác mọi công việc để đem sinh linh bé nhỏ ây về chữa trị. Nuôi cho đến khi se sẻ đủ lông đủ cánh, chàng trai lại thả chim về với thiên nhiên.
Một ngày tháng 11 bình thường như mọi ngày, Nguyễn Văn Bảo sinh năm 1985, ở quận 10, TP HCM, đang làm việc thì nghe một người chú kể có một con chim sẻ "sơ sinh" bị thương vì rớt từ trên tổ xuống đất. Lập tức Bảo bỏ hết công việc và phóng xe đến nhà chú. Nhìn con chim non nhỏ xíu bụng đang trương lên, hơi thở thoi thóp run rẩy, Bảo cẩn thận bế se sẻ lên đặt vào lòng bàn tay rồi đưa về nhà sưởi ấm và chữa trị bệnh.
Vốn làm nghề nuôi sinh vật cảnh và với kiến thức học chuyên ngành thủy sinh trường Đại học Nông Lâm, Bảo cố gắng tìm mọi cách để cứu chú chim. Đầu tiên anh chẩn đoán có thể do rớt từ trên cao xuống nên xương sườn của se sẻ đã bị dập hoặc gãy và chọc thủng phổi, khí từ trong phổi thoát ra nên gây phình da.
Bảo mua dụng cụ y tế, nào là băng, gạc, kim tiêm, thuốc kháng sinh, ôxy già... để tiến hành sơ cấp cứu chim. Sau khi được tiêm thuốc kháng sinh, sức khỏe se sẻ đã dần hồi phục, nhịp thở ổn định hơn. Một tuần sau chú chim đã khỏe lại, chàng thanh niên mới tiến hành phẫu thuật để nắn lại xương sườn cho "bệnh nhân".

Chú chim sẻ bị thương được Bảo đưa về chữa trị. Ảnh: Nguyễn Văn Bảo

Nhiều người trong gia đình Bảo cũng phụ chăm sóc chú chim nhỏ, túc trực thay nhau cứ 15 phút lại mớm thức ăn cho nó. Rồi từ đó se sẻ được đặt tên là "Tèo Út", vì mọi người xem sinh linh bé nhỏ ấy như một thành viên trong nhà. Chỉ 10 ngày sau "Tèo Út" đã khỏe và dạn dĩ hẳn lên. Nó tự nhiên bay nhảy hay sà vào lòng bàn tay của Bảo và mọi người trong nhà hay hàng xóm đến thăm, những lúc đói lại bay vào phòng của chàng trai đã cứu mình hoặc nằm ngủ ngay trên ngực của ân nhân.
Thương "Tèo Út" nhưng Bảo không muốn sinh linh bé nhỏ ấy lạc lõng. Rất yêu động vật nên chàng trai hiểu chim chóc cần được tung bay, trở về với thiên nhiên và sải cánh cùng đồng loại. Ít ngày sau chàng trai đã mang "Tèo Út" ra công viên Lê Thị Riêng (quận 10, TP HCM) để thả về với tự nhiên.
Khi chú chim cất cánh bay đi, Bảo cảm thấy lòng buồn bã và trống trải như khi không còn sự hiện diện của một người thân, song anh luôn xem đó là một cái "duyên". "Hy vọng 'Tèo Út' vẫn nhớ và một ngày nào đó rủ bầy đàn về thăm mình", Bảo tâm sự.
Câu chuyện có thật 100% về "cuộc giải cứu chim sẻ" được đăng trên diễn đàn Aquabird làm cảm động đông đảo bao cư dân mạng. Nhiều người cho rằng hành động của chàng trai ấy tuy nhỏ nhưng thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường lớn lao và có ý nghĩa nhất.
"Đời vẫn còn những tấm lòng lương thiện", bạn QuangMinh, bình luận trên diễn đàn pcxclubvietnam sau khi theo dõi từ đầu đến cuối thông tin về cuộc giải cứu chim sẻ.
Trên diễn đàn hoibongsen, thành viên nick name Hoằng Thừa kể nhìn chú chim sẻ nhỏ bé ấy, bạn chợt nhớ đến một chú se sẻ khác khi được một phật tử phóng sinh ngày 15/10 âm lịch vừa rồi tại chùa Linh Hòa. Hoằng Thừa viết: "Có 76 con chim được phóng sinh nhưng 75 con bay đi, một con ở lại trong lồng. Không phải nó lưu luyến cái lồng mà vì nó đã quá kiệt sức, vì đường xa tới chùa, vì những vết thương của đồng loại gây ra, vì đói, khát... Tội lắm".
"Đặt nhẹ chú chim sẻ lên cành cây sứ trước chùa, cuối cùng mình cũng không biết chú chim ấy đã như thế nào (vì quên trở lại thăm nom). Một sự thiếu sót quá lớn. Hổ thẹn lắm khi nhìn vào tấm guơng của anh Bảo và các thành viên trên diễn đàn chuyên về các sinh vật, chợt nhớ nó quá", Hoằng Thừa cho biết.

                                                                                Thi Trân

Nhà báo đọc bài này trong trang http://www.aquabird.com.vn/forum/showthread.php?t=80242 với tựa đề là “Chim sẻ nhà nghèo”


Chim sẻ nhà nghèo
10-06-2011 09:33 AM




Em thích nuôi chim đẹp như các bác nhưng nhà em bây giờ chỉ nuôi mỗi một em chim sẻ dân dã (đỡ lo bị trộm rình ^^). Thật tình là em có duyên với chim sẻ chứ không phải cố tình nuôi.
Em còn nhỏ nên cách viết hơi... tửng tửng nên các bác cũng thông cảm cho em với ạ. Sau đây là thời gian em chăm chim:
- Cập nhật ngày 08-04-2011. Lúc 20h06 nhận được cú điện thoại là có 1 con chim non đang nằm nhà chờ em về chăm, mừng hết lớn luôn (bảo đảm từ nay tới già em không lớn thêm tí nào, kaka)
- Xách xe chạy về nhà tìm chim, A! chim đây rồi, đúng là 1 con chim non, lông đang mọc lún phún. trời tối nên em không biết nó mở mắt chưa, theo kinh nghiệm nuôi chim thì nó mở mắt rùi.
- Ôi đôi mắt ngây thơ đầy tội lỗi.
- Chụp ngang


- Chính diện


- Nghiêng người tạo dáng nào.


- Sau đây là bài hát: "Con chim non": Con chim non, trên cành cây, hót véo von, hót véo von. Em yêu chim, em mến chim, vì mỗi lần chim hót em zuiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii


- Cập nhật ngày 09-04-2011
- Phát hiện bên hông chim có 1 túi khí rất to, có lẽ bị trọng thương do rơi từ độ cao hàng chục ngàn milimet xuống đất.


- Vết thương có vẻ rất trầm trọng, theo chẩn đoán của bác sĩ Ý Thu (là Thú Y đó mà ) thì bị thủng phổi.
- Tiến hành hút khí



- Bắt đầu đâm, xìiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii, khí phun ra ào ào, bọc khí bắt đầu xẹp xuống



- Sau đó 10 phút thì bọc khí lại tao lại, như vậy chắc chắn là phổi đã bị thủng (có thể do dập phần phổi hoặc xương gãy đâm lủng phổi). Hiện tại em đang cho chim uống kháng sinh và chờ đợi.
- Cập nhật ngày 17-04-2011- Tình hình là chim càng ngày càng lớn, lông cũng đã mọc dài rồi, hót thì không hót nhưng kêu và tập bay tại chỗ rất nhiệt tình ^^
- Nhưng vấn đề là chim đang bị bệnh, theo em chẩn đoán thì bị thủng màng phổi và thành bụng, vì vậy nên bị khí tràn màng phổi, làm da bị tách ra khỏi cơ, ruột non bị lòi ra ngoài, nằm sát ổ bụng.
- Thêm hình ảnh cho dễ hình dung
Bọc khí dưới da khiến chim phải năm nghiêng 1 bên


- Xòe cánh cho mấy chú mấy dì xem nào


- Chụp hình dưới ánh sáng mạnh, nhìn giống như đùi gà chiên phồng



- Nhận thấy tình hình quá nỗi bi thương, chim non đang chịu cảnh "ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa", không kìm nổi lòng mình, em đã giương cao khẩu hiệu "Hiểu biết có hạn, nhưng bạo dạn có thừa". Chuẩn bị súng đạn bom mìn để phẫu thuật dã chiến cho chim, vì hình ảnh phẫu thuật dành cho người không đau tim nên mạn phép em không post.


- Kết quả sau đợt phẫu thuật là


  - Cập nhật ngày 25-04-2011
chim đã lớn, kakaka


- Cập nhật ngày 10-05-2011


- Bây giờ chim đã đu lông đủ cánh, bay đi bay về mỗi ngày mấy lần. Khi nào no thì bay đi, đói bay về.

Vài hình ảnh Tèo út trong thời gian phục hồi sức khỏe
20-04-2011 Sau đợt điều trị










25-04-2011










16-05-2011



Hết