- Sau một thời gian nuôi tép đỏ, kẻ thù lớn của người chơi là sán planaria, nó vừa mất thẩm mĩ và vừa gây hại cho tép.
04-03-2009
- Thử nghiệm trị sán.
- Bắt đầu
- Chuẩn bị "tử sĩ": tép đỏ, ốc lá, ốc trumpet và sán planaria.
+ Chụp cận cảnh sán planaria
- Pha thuốc
- Cho "tử sĩ" vào
- Ghi nhận kết quả:
+ Sán chết 100%, cơ thể bị trương lên và vỡ nát, tạo thành một lớp mỏng màu trắng đục bao quanh cơ thể, ốc chết 70%, tép còn sau 1h.
+ Sau 24h, tép vẫn sống.
+ Thay 80% nước, tép bình thường.
- Tuy nhiên chỉ có tác dụng thí nghiệm, thực nghiệm không đem lại kết quả như mong muốn.
- 06-10-2009
Sau khi phát hiện planaria thích ăn thịt tép, mình cũng tìm cách để hạn chế bằng nhiều cách như: hút chúng ra mỗi lần thay nước, bẫy bằng vỏ chai, fugaca, ... nhưng hiệu quả đem lại không cao. Bây giờ đã có thuốc diệt đến 90% planaria trưởng thành và trứng của nó chỉ sau 4-6h, tính từ lúc đổ thuốc vào hồ. Nhưng đặc biệt là rêu hay tép (mình chỉ có tép đỏ, tép khác chưa có thử qua) vẫn bình yên vô sự. Sau 6h, thay nước tầm 80% là xong. Theo thực nghiệm thì hồ có cá thì không nên dùng...
Hình chụp thí nghiệm.
- Hình toàn cảnh hồ nuôi sán, xác sán chết là các đốm trắng nằm rải rác trong hồ:
- Một con tép đang ăn xác planaria
- Con này chịu đựng thuốc lâu nhất này
- Nhưng cuối cùng cũng đã bị khuất phục, cơ thể bắt đầu chuyển sang màu trắng đục, trương phình lên và vỡ nát ra.
- NGÀY 24-12-2009, niềm vui noen, n-b đã thực nghiệm thành công thuốc trị sán planaria.
Thuốc đã bào chế ở trên chỉ có tác dụng trong... thí nghiệm, không áp dụng được trơng hồ thủy sinh vì bị các yếu tố đặc trưng trong nước của thủy sinh phá hoại hoạt tính của thuốc.
- Sau khi cải tiến, thuốc đã dùng được trong hồ nuôi tép cho kết quả rất tốt và an toàn. Tác dụng phụ mới phát hiện là thuốc diệt được kha khá trùn chỉ trong hồ..
Pha thuốc: pha luôn trong cái thau, khuấy mỏi tay luôn.
- Đây là hồ chuột bạch, thật ra nó thành chuột cống rồi, tại bị thí nghiệm không biết bao nhiêu lần rồi. Thể tích hồ là 200 lít. Trồng rêu và dương sỉ, nuôi tép, trùn chỉ và nhân vật chính planaria.
- Liều dùng là 1ml/1lít, liều thấp để lỡ có quá tay thì cũng không sao. Với hồ này mình dùng 200ml.
- Cho thuốc vào hồ, chịu khó đổ nước thật đều trên mặt hồ, khuấy cho thuốc tan đều trong nước.
- Tính thời gian:
- Bắt đầu: 17h35 ngày 24-12-2009.
- Kết thúc: 19h19 ngày 24-12-2009
- Nhận xét: planaria chết rất nhiều, trùn chỉ cũng chết một ít, rêu tép vẫn bình thường. Ngay cả tép nhí cũng không bị ảnh hưởng.
- Planaria trốn trong nền nhưng cũng bị trúng độc mà chết. Các đốm màu trắng là xác của chúng.
- Thay 50% bằng nước máy khử clo trực tiếp.
- Chân dung lượng thuốc mình pha. Thuốc có màu xanh ngọc rất đẹp.
- Ăn tết xong, ngày 27/02/2010, n-b vào lại sg tiếp tục thêm bớt tí hóa chất để diệt sán lần nữa, đợt về tết lần này kéo dài 1 tháng nên sán sinh ra rất nhiều, đủ để mình làm thí nghiệm lần nữa .
- Trưa ngày 3/3/2010, bắt đầu tập kích bọn xâm lược planaria. Bắt cóc được vài tên sán cho ra 1 cái li riêng, sẵn tiện bắt luôn mấy con rc lớn bé.
- Cho thuốc vào li và hồ tép, sán trong nền bắt đầu chui ra và chạy loạn xạ.
- Và từ từ cong người lại vì trúng thuốc...
- Rồi từ từ vỡ ra chuyển sang màu trắng đục, và chết..
Trên thành hồ
và trên mặt nền
- 1 em tép nhí đang ăn.. xác planaria
- Sau 3h, thay 80% nước, sau 3-4 tiếp theo, thay 50% nước.
- RC trong li nước vẫn bình an, sán chết hết.
- Tỉ lệ sán chết trong thực nghiệm (trong hồ tép) nằm ở khoảng 80-90%, riêng trong thí nghiệm (dĩa petri, li nhựa) là 100%. Thuốc an toàn cho tép.
- Lưu ý: Không dùng được trong hồ cây, ốc.- Một e tép rc nhí như sợi tóc đang bám trên rêu (gần chính giữa hình, rc nhỏ màu trắng trong) đang kiếm ăn bình thường như không có gì xảy ra, trong khi planaria chết và vỡ ra thành các mảnh màu trắng đục.
- Sau đúng 1 năm chế thuốc, cuối cùng cũng đã thành công.
- Tên thương mại của thuốc trị sán planaria là: DIỆT SÁN (DS-125)
HẾT